Tin ngành

Tin ngành

                    

Nguồn: Diễn đàn kinh tế toàn cầu: A new tidal energy project just hit a major milestone in Scotland

Bốn tuabin được lắp đặt ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland đã tạo ra đủ năng lượng để cung cấp cho gần 4.000 ngôi nhà vào năm 2019.

Nằm trong kênh biển tự nhiên, các turbin khai thác năng lượng của các dòng chảy thay đổi và đang giúp xây dựng công trình điển hình để biến thủy triều thành nguồn năng lượng của tương lai.

Cho đến nay, rất ít nghiên cứu đã được thực hiện trong các dự án thủy triều tác động đến môi trường biển xung quanh.

Nằm ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland, dưới đáy đại dương, một kỳ công khổng lồ về kỹ thuật vừa đạt được cột mốc quan trọng.

 Tuabin vận hành bỏi sóng biển

MeyGen, Công ty năng lượng thủy triều lớn nhất thế giới, đã hoàn thành chuỗi tuabin thủy triều nhiều megawatt dài nhất từ ​​trước đến nay, cung cấp năng lượng cho gần 4.000 ngôi nhà vào năm 2019.

Bốn tuabin khổng lồ hiện đã xuất lưới 24,7 gigawatt giờ (GWh) năng lượng tái tạo cho lưới điện quốc gia. Đây mới chỉ là giai đoạn đầu tiên của một dự án có thể cung cấp năng lượng cho 175.000 ngôi nhà với hơn 250 tuabin đặt chìm dưới nước.

Vùng biển này nằm ngoài lục địa Scotland, gần hòn đảo Stroma không có người ở, trong một kênh tự nhiên làm tăng tốc độ dòng nước thủy triều giữa Biển Bắc và Đại Tây Dương.

Giống như những cối xay gió khổng lồ dưới nước, các cánh quạt tua-bin được điều khiển bởi dòng chảy nhanh, từ đó điều khiển các máy phát điện, sau đó tạo ra điện. Chúng được cố định vào đáy biển và kết nối với lưới điện thông qua cáp bọc thép.

 Cái tay chuyển đổi sóng biển thành điện năng

Mặc dù năng lượng thủy triều là một khái niệm đã có từ lâu – dự án đầu tiên được đưa ra vào năm 1966 – nó đã được đổi mới tập trung vào tiềm năng là một nguồn năng lượng. Một ước tính năm 2016 từ Ủy ban châu Âu cho biết năng lượng sóng và thủy triều có thể chiếm 10% nhu cầu năng lượng của EU vào năm 2050. Trở lại năm 2013, Vương quốc Anh ước tính 2% nhu cầu năng lượng của mình có thể được đáp ứng bởi thủy triều.

Là một nguồn năng lượng xanh, nó cung cấp một số lợi thế so với các năng lượng tái tạo khác. Nó không phụ thuộc vào mặt trời chiếu sáng hay gió thổi. Và vì nước đậm đặc hơn không khí, các tuabin nhỏ hơn có thể được sử dụng để tạo ra lượng điện tương đương và chúng có thể được đặt gần nhau hơn nhiều so với trên đất liền.

Mỗi tuabin nằm trên một khối đế có trọng lượng từ 250 đến 350 tấn, cùng với 6 khối dằn nặng 1.200 tấn.

Có một số dự án quy mô lớn ở nhiều giai đoạn khác nhau trên khắp thế giới, bao gồm nhà máy điện hồ Sihwa ở Hàn Quốc và Nhà máy điện thủy triều thí điểm Jiangxia ở Trung Quốc. Nhưng so với nhiều nguồn năng lượng tái tạo khác, thủy triều vẫn còn trong giai đoạn trứng nước.

Hệ thống chuyển đổi năng lượng sóng biển thành điện năng

Ngoài ra vẫn còn một số câu hỏi về tác động của các dự án năng lượng từ thủy triều và rào cản đối với môi trường biển. Nghiên cứu ban đầu đã xem xét tác động của tiếng ồn tuabin đối với động vật biển và cách dòng nước có thể bị ảnh hưởng, nhưng cần có những nghiên cứu sâu hơn và cập nhật hơn.

Năng lượng thủy triều vẫn là một cách khá tốn kém để tạo ra điện, nhưng với sự nhất quán mà nó mang lại, có sự lạc quan lớn về tiềm năng của nó. Khi các dự án như MeyGen ngày càng hiện hữu đã làm gia tăng tỷ lệ sản xuất năng lượng từ thủy triều. Nhưng nó vẫn là một miếng bánh nhỏ hơn nhiều so với các nguồn tái tạo khác. Sự tăng trưởng trong lĩnh vực điện mặt trời và năng lượng gió vượt xa thủy triều.

Tin cùng chuyên mục

Zalo